PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG THCS THÀNH NHÂN
Video hướng dẫn Đăng nhập

Tham luận của cô giáo Phạm Thị Huyền.

THAM LUẬN VỀ XÂY DỰNG VĂN HOÁ NHÀ TRƯỜNG

THÔNG QUA DẠY MÔN NGỮ VĂN

Trường học là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ. Mục tiêu chung nhất của văn hóa học đường là xây dựng trường học lành mạnh, đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập.

Từ xa xưa, ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu “ Tiên học lễ, hậu học văn” ( đặt “lễ,  nghĩa” lên trên kiến thức trong quá trình giáo dục con người). Trong những năm gần đây, trường THCS thành Nhân không ngừng nâng cao giáo dục toàn diện cho HS về tất cả các mặt: đức, trí, lao, thể, mĩ. Đặc biệt là giáo dục đạo đức cho HS và xây dựng văn hoá nhà trường. Vì vậy, việc dạy học môn Ngữ Văn có vai trò vô cùng quan trọng.

1. Thực trạng:

Cũng như các bộ môn khác, môn Ngữ Văn đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành nhân cách học sinh, các hành vi ứng xử và giao tiếp thể hiện văn hóa đạo đức nhà trường. Tuy nhiên, về phía giáo viên và học sinh vẫn còn một số hạn chế nhất định.

a. Về phía giáo viên:

- Giáo viên có ý thức đổi mới phương pháp dạy học, trao đổi chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm nhưng sự phối hợp hoạt động giữa các giáo viên trong nhóm để cùng giáo dục học sinh còn hạn chế.

- Dạy học còn thiên về lí thuyết, văn vẻ, xa rời cuộc sống.

- Nội dung bài học còn cứng nhắc, khô khan về kiến thức, nếu có tích hợp với việc rèn kĩ năng sống có văn hóa cho học sinh thì khiên cưỡng, giáo điều.

- Kiến thức nghị luận xã hội còn xem nhẹ, chưa được đưa nhiều.

- Giáo viên chưa có nhiều biện pháp kích thích tính tích cực, tự giác, niềm đam mê, yêu thích đối với bộ môn Ngữ Văn của học sinh.

b. Về phía học sinh:

- Học sinh còn thụ động, lười suy nghĩ, có thói quen chờ đợi, ỉ lại.

- Học sinh có thái độ thờ ơ, vô cảm đối với người xung quanh và ý thức tự rèn luyện còn nhiều hạn chế.

- Học sinh còn vi phạm đạo đức: hiện tượng đánh nhau; hành vi vô lễ với giáo viên như xé bài kiểm tra bị điểm kém, nói xấu giáo viên; nói tục, chửi bậy ngay trong lớp; thiếu trung thực trong thi cử…

- Với môn Ngữ Văn, văn hóa đọc còn hạn chế. Học sinh lười đọc bài, ngại đọc sách tham khảo, thiếu sự đam mê, yêu thích nên lợi thế môn học cũng chưa được phát huy.

2. Nguyên nhân:

- Ngành giáo dục nói chung và bộ môn Ngữ Văn nói riêng chưa phát huy hết hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Mặt trái của kinh tế thị trường với nhiều tệ nạn xã hội, sự phát triển của các phương tiện truyền thông, đã và đang tác động rất lớn đến suy nghĩ và hành động của các em.

- Thêm vào đó, sự cứng nhắc trong phương pháp giáo dục của giáo viên, suy nghĩ lệch lạc của người thân tác động đến các hành động, tâm trạng của các em.

3. Một số kiến nghị:

         Trước thực trạng đó, là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn, tôi xin đề ra một số kiến nghị về xây dựng văn hoá nhà trường thông qua bộ môn Ngữ Văn như sau:

a. Về phía nhà trường:

- Nhà trường phải có vai trò chỉ đạo trong việc xây dựng kế hoạch và thực hiện nội dung xây dựng văn hoá nhà trường một cách toàn diện, triệt để.

- Tạo mọi điều kiện cho giáo viên và HS để có thể phát huy được lợi thế của môn Ngữ Văn trong nhà trường.

b. Về phía giáo viên:

- Mỗi giáo viên Ngữ Văn không ngừng học tập văn hoá, nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện ý thức đạo đức để trở thành tấm gương sáng cho HS noi theo.

- Thường xuyên học hỏi đồng nghiệp, tăng cường tính hợp tác trong công việc một cách chân thành để đạt hiệu quả cao.

- Thường xuyên đổi mới phương pháp, ra đề theo hướng mở để phát huy được tính tích cực, sáng tạo của HS. Từ đó hình thành niềm đam mê, yêu thích trong các em.

- GV cần thể hiện tính dân chủ bình đẳng với HS, cùng nhau trao đổi, tranh luận nhằm rèn luyện năng lực tư duy độc lập, tạo tính năng động để HS không bị gò bó, trói buộc, lệ thuộc, chấp nhận một cách khiên cưỡng.Từ đó làm cho quan hệ giữa GV và HS trở nên gần gũi, thân thiết, hòa đồng, thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.

- Thông qua các tiết Ngữ Văn, giáo viên khéo léo, tế nhị tích hợp kĩ năng sống, giáo dục đạo đức, cách ứng xủ, giao tiếp cho HS. Bởi vì “ Lời nói nhẹ nhàng có sức mạnh gấp trăm nghìn lần mệnh lệnh, quát tháo”.

Có thể nói, văn hóa nhà trường là yếu tố rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục hoc sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước, trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp, có nhân cách tốt. Vì vậy vấn đề xây dựng văn hóa nhà trường phải được coi là có tính sống còn, tính cấp bách và thiết thực đối với từng nhà trường, và bộ môn Văn đóng vai trò vô cùng quan trọng.

                                                                             Người viết tham luận

                                                                                               Phạm Thị Huyền

2. Tham luận của cô giáo Phạm Thị Lương

VAI TRÒ CỦA DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TRONG VIỆC

XÂY DỰNG VĂN HÓA TRƯỜNG HỌC

Chúng ta đều biết, trường học là là một môi trường quan trọng để hình thành nên nhân cách người học sinh. Vì vậy, việc xây dựng văn hóa trong nhà trường là vô cùng cần thiết.

Cách hiểu về phạm trù văn hóa và biểu hiện của nó rất đa dạng. Là một giáo viên dạy Văn mới về trường, tôi cũng xin có một số ý kiến nhỏ đóng góp, tham luận về việc xây dựng văn hóa nhà trường thông qua việc dạy học môn Ngữ Văn hiện nay.

Cụ thể, tôi muốn nhấn mạnh tới ba vấn đề về biểu hiện văn hóa trong việc dạy học môn Ngữ Văn:

- Thứ nhất, Thông qua việc dạy Ngữ Văn thì giáo dục cho HS văn hóa về hành vi ứng xử, đạo đức, lối sống, giao tiếp….

- Thứ hai, Sự hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các giáo viên trong tổ chuyên môn

- Biểu hiện thứ 3, một tiết dạy văn có văn hóa phải phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh.  

Trước hết, từ xa xưa, ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu “Tiên học lễ, hậu học văn” (đặt “lễ, nghĩa” lên trên kiến thức trong quá trình giáo dục con người). Trong những năm gần đây, việc giảng dạy Ngữ Văn tại trường THCS thành Nhân cũng hướng vào mục tiêu nâng cao giáo dục học sinh một cách toàn diện. Đặc biệt là dạy văn hóa, đạo đức. Văn học là nhân học. Mỗi tiết học Văn không chỉ cung cấp những kiến thức văn chương, mà còn là những bài học gắn với giáo dục nhân cách con người. Sự tích hợp giáo dục các kĩ năng sống như rèn đạo đức, hành vi ứng xử, giao tiếp… khiến cho một giờ học Văn phong phú như vườn hoa muôn màu sắc, chứ không đơn điệu cứng nhắc như trước kia.

            Song, bên cạnh đó, vẫn còn những giờ dạy Văn thiên về lí thuyết, xa rời cuộc sống. Nội dung bài học còn cứng nhắc, khô khan, nếu có tích hợp với việc rèn kĩ năng sống có văn hóa cho học sinh thì khiên cưỡng, giáo điều.

Biểu hiện thứ hai của văn hóa trong việc dạy học Ngữ Văn ở phạm vi nhà trường là tính hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các giáo viên trong tổ chuyên môn. Là một giáo viên mới về trường, thời gian công tác tại trường và kinh nghiệm chưa nhiều, nhưng tôi nhận thấy rằng, nhà trường đã và đang có một bầu không khí cởi mở giữa các giáo viên. Đặc biệt là trong tổ chuyên môn, tôi nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt tình và chân thành của các thầy cô đi trước. Những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong một số tiết dạy được các thành viên thảo luận và đi đến nhất trí về phương pháp. Hàng tháng đều có những buổi họp tổ chuyên môn để giáo viên hợp tác, trao đổi về kiến thức và kinh nghiệm. Đây chính là nền tảng để giúp t thêm yêu gắn bó  với nghề. Tôi nghĩ, một nhà trường văn hóa, trước hêt phải biểu hiện trong tập thể giáo viên, mà cụ thể nhất là mối quan hệ tương tác giữa các thành viên trong tổ. Thiết nghĩ, đây không chỉ là vấn đề của riêng bộ môn Văn mà còn là chung tất cả các môn học.

Thứ ba, một tiết học Văn chỉ có thể thu được kết quả cao khi phát huy, khơi gợi được tính tích cực và niềm say mê của học sinh với môn học. Học sinh có tinh thần hợp tác và kỹ năng làm việc nhóm, tích cực tương tác với giáo viên, bạn bè. Trong tiết học, mỗi học sinh đều có cơ hội thể hiện khả năng của mình. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn hiện tượng học sinh còn thụ động, lười suy nghĩ, có thói quen chờ đợi, ỉ lại. Văn hóa đọc còn hạn chế, HS ngại đọc sách tham khảo, thiếu sự đam mê nên lợi thế môn học cũng chưa được phát huy.

Để việc truyền tải văn hóa tới học sinh nói chung và kích thích tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ văn, tôi nghĩ, trước hết, người giáo viên dạy văn phải có phương pháp phù hợp. Đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm thay cho việc truyền giảng kiến thức thụ động. Ngoài những phương pháp chung, cần kết hợp một số biện pháp đặc thù như đàm thoại gợi mở, thảo luận, trắc nghiệm, …. Để học sinh tích cực nói ra những điều mình nghĩ, mình sẽ làm, người giáo viên Văn cần có sự khéo léo: vừa chỉ dẫn lại vừa khích lệ học sinh. Bởi vì, như tác giả cuốn “Đắc Nhân tâm” từng cho rằng: “Lời nói nhẹ nhàng có sức mạnh gấp trăm nghìn lần mệnh lệnh, quát tháo”. Xen vào những lời lẽ lí thuyết là những mẩu chuyện ngắn về hiện thực cuộc sống, kể chuyện về cuộc đời của nhà văn, chú ý nhấn mạnh đến những yếu tố tác động đến sáng tác văn chương của họ, liên hệ với thực tiễn đời sống... Như vậy sẽ tạo sự hứng thú cho học sinh. Và có hứng thú, thì học sinh mới tiếp nhận những kiến thức văn chương một cách dễ dàng, đồng thời còn kết hợp giáo dục văn hóa cho học sinh.

Trên đây là những ý kiến nhỏ mang tính cá nhân trong suy nghĩ về vai trò của day học Ngữ Văn với hình thành văn hóa nhà trường. Rất mong nhân được sự góp ý của các đồng chí. Tôi xin trân trọng cảm ơn.

                                                                     Người viết tham luận

                                                                      Phạm Thị Lương

 

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Ngày Thị giác Thế giới được tổ chức hàng năm vào thứ Năm tuần thứ 2 của tháng 10, nhằm tập trung sự chú ý của toàn cầu vào vấn đề mù lòa và suy giảm thị lực. Năm nay, Ngày Thị giác Thế giới ... Cập nhật lúc : 15 giờ 39 phút - Ngày 13 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Chủ đề của Tuần lễ học tập suốt đời năm 2023 “Xây dựng năng lực tự học trong kỉ nguyên số” Nâng cao nhận thức của CB,GV, học sinh, phụ huynh về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của ... Cập nhật lúc : 10 giờ 10 phút - Ngày 19 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Mỗi người đọc sách đều có những mục tiêu khác nhau, có người đọc để thấu hiểu, có người đọc để tiếp thu thêm kiến thức, có người đọc để nghiên cứu, có người đọc để giải trí,… Nhưng dù với mụ ... Cập nhật lúc : 9 giờ 9 phút - Ngày 29 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
Đau mắt đỏ (hay viêm kết mạc) xảy ra khi lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu (lòng trắng mắt) và kết mạc mi gặp phải tình trạng viêm nhiễm. Đau mắt đỏ có thể gặp ở tất cả mọi đối tượng ... Cập nhật lúc : 14 giờ 9 phút - Ngày 19 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
Thực hiện công văn số 412 của Sở GD&ĐT ngày 03-4-2023 về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2023 .Sáng ngày 6 tháng 4 năm 2023, trường THCS Thành Nhân ... Cập nhật lúc : 22 giờ 53 phút - Ngày 8 tháng 4 năm 2023
Xem chi tiết
Nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 xin gửi lời chúc tới tất cả phụ nữ nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng lời chúc mừng tốt đẹp nhất! Chúc cho tất cả phụ nữ ngày càng xinh đẹp và thành công tro ... Cập nhật lúc : 10 giờ 53 phút - Ngày 10 tháng 3 năm 2023
Xem chi tiết
Thông qua hội thi rèn luyện cho các em tính tự giác học tập, đoàn kết , giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau .Cuộc thi không chỉ đơn thuần là một sân chơi ý nghĩa mà còn là hạt giống tâm h ... Cập nhật lúc : 9 giờ 5 phút - Ngày 23 tháng 2 năm 2023
Xem chi tiết
Một nửa chặng đường của năm học 2022 – 2023 của thầy và trò trường TH CS Thành Nhân đã trôi qua. Trong không khí vui tươi chuẩn bị chào đón mùa xuân mới , sáng ngày 18/01/2023, nhà trường đã ... Cập nhật lúc : 22 giờ 8 phút - Ngày 21 tháng 1 năm 2023
Xem chi tiết
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, được Đảng, Nhà nước và Quân đội giao phó, hay khi đã rời khỏi cương vị lãnh đạo để an hưởng tuổi già, nhưng với tình yêu, nặng lòng với đất nước, Đại ... Cập nhật lúc : 10 giờ 10 phút - Ngày 21 tháng 12 năm 2022
Xem chi tiết
Để hướng tới kỷ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2017). Ngày nhà giáo Việt Nam là dịp để chúng ta bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến các thầy, các cô - những người lái đò kín ... Cập nhật lúc : 16 giờ 39 phút - Ngày 21 tháng 11 năm 2022
Xem chi tiết
123456789101112
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Đề thi HSG lớp 9 tỉnh Hải Dương năm 2013 - 2014
Đề thi HSG lớp 9 tình Hải Dương năm 2016 - 2017
Đề thi HSG lớp 9 tình Hải Dương năm 2014 - 2015
Đề thi HSG lớp 9 tình Hải Dương năm 2014 - 2015
Đề thi HSG lớp 9 tình Hải Dương năm 2015 - 2016
Đề thi học sinh giỏi huyện Ngữ văn 9
Đề thi chuyên Nguyễn Trãi 2014 - 2014 - 2014
Đề thi chuyên Nguyễn Trãi 2014 - 2014 - 2015
Đề thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2012-2013
Đề thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2013 -2014
Công văn số 5555 của Bộ GD&ĐT V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng
Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ Văn 6
Khảo sát toán 7 -Giữa kỳ
Khảo sát toán 6 -Giữa kỳ
đề thi vào thpt nguyễn trãi năm 2014 - 2015
1234
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Sách Toán 6 Tập 1 - Kết nối tri thức
Ngày 6 tháng 4 năm 2023 trường THCS Thành Nhân tổ chức thành công Ngày Sách và Văn Hóa đọc Việt Nam năm 2023
Kế hoạch tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2023
Thống kê số lượng tin nhắn từng lớp tháng 12
Thông báo kết quả thi đua tuần 16
Thông báo kết quả thi đua tuần 15
Thông báo kết quả thi đua tuần 14
Thống kê số lượng tin nhắn từng lớp tháng 11
Thống kê số lượng tin nhắn từng lớp tháng 10
Thông báo kết quả thi đua tuần 12
Thông báo kết quả thi đua đợt 1
Thông báo thi đua tuần 10
Kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn 2022.2023
Bài truyền thông giáo dục chăm sóc mắt học đường nhân ngày Thị giác thế giới năm 2022 (thứ 5 ngày 13/10)
Thông báo của trường THCS Thành Nhân về việc dạy thêm học thêm năm học 2022 - 2023
12345678910...